"Đài
Loan và nhiều quốc gia gần Trung Quốc luôn phải cẩn trọng tính toán mọi
đường để tự bảo vệ mình tránh khỏi những hoạt động gián điệp của Bắc
Kinh".
Ông J. Michael Cole
|
Ông Cole có một bài viết về vấn đề này, đăng tải trên trang mạng The Diplomat. Dưới đây là nội dung bài viết:
Gián điệp Trung Quốc ở Đài Loan "nhiều như rươi"
Theo
lời khẳng định của Tổng thống Mã Anh Cửu khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2
hồi tháng 1/2012, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc tiếp tục được cải
thiện. Tuy nhiên, cơ quan tình báo Trung Quốc không ngừng hoạt động nhằm
thu thập thông tin để chống lại vùng lãnh thổ mà họ “tuyên bố có chủ
quyền”. Cứ sáu tháng một lần, các vụ gián điệp bị lật tẩy ở Đài Loan lại
chiếm chọn các "headline" của truyền thông vùng lãnh thổ này.
Gần hai năm trước đây, Đài Loan bị rung
động bởi một vụ gián điệp tồi tệ nhất trong vòng nửa thế kỷ qua: Thiếu
tướng La Hiền Triết bị tống giam vì nhận tiền và cung cấp các bí mật
quân sự cho các nhân viên tình báo Trung Quốc từ năm 2004.
Ông La Hiền Triết bị xử tù chung thân nhưng những tổn thất mà Đài Loan phải gánh chịu thì không thể bù đắp được, đặc biệt là những bí mật về việc xây dựng hệ thống chiến thuật hiện đại C4ISR dưới sự giúp sức của Mỹ trong cả thập kỷ qua.
Một vụ bê bối khác được khơi ra vào năm sau. Một trưởng bộ phận làm việc tại một trung tâm điều khiển sản xuất khu vực phía Bắc của Đài Bắc bị giam giữ do nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc với sự trợ giúp của một người chú làm công việc kinh doanh tại đây.
Lần này, những thông tin về hệ thống radar cảnh báo sớm của Đài Loan bị bại lộ, mục tiêu là 10-1E “Strong Net” – hệ thống chỉ huy điều khiển phòng không quốc gia – cũng như máy bay trinh sát E-2T/E-2K Hawkeye.
Tất cả những vụ bê bối trên đều xảy ra trong thời gian mà chính phủ của ông Mã Anh Cửu thúc đẩy mọi nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữ hai bờ eo biển Đài Loan với rất nhiều những bản thỏa thuận và trao đổi với hi vọng những kết nối trên sẽ khuyến khích Bắc Kinh nương nhẹ những bất đồng giữa hai bên.
Tuy
nhiên, hi vọng lớn lao ấy dường như đã bị đặt nhầm chỗ. Hơn thế, trong
khi vui vẻ thực hiện những bước đầu tiên hướng tới “mối quan hệ cởi mở
giữa hai kẻ thù lịch sử”, sự tiếp cận mềm mỏng của Bắc Kinh không hề
thay thế cho chiến lược cứng rắn trong quá khứ.
Trong năm nay, Quân đội Đài Loan lại một lần nữa bị tổn thất nặng nề do hàng ngũ lạnh đạo. Ngày 29/10/2012, Sĩ quan chỉ huy hải quân đã về hưu Chang Chih-hsin bị bắt giữ vì nghi ngờ có hành vi thu thập, phân tích và cung cấp thông tin gián điệp cho Trung Quốc. Cùng ngày hôm đó, Quân đội Đài Loan xác nhận sẽ mở cuộc điều tra vụ việc của Chang.
Trong thông cáo, Bộ Quốc phòng cho rằng, Chang đã được Trung Quốc chiêu mộ thông qua một trung gian chưa xác định trong suốt thời gian người này làm việc và sĩ quan này đã có hành động lôi kéo các nhân viên của mình tham gia phục vụ trong mạng lưới của mình. Trong vụ đó, có thêm hai nhân viên về hưu khác trong Hải quân Đài Loan bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp, theo lời khai của những người khác.
Về vụ gián điệp của Chang, Đài Loan từ chối nghi vấn cho rằng sơ đồ tàu ngầm của hòn đảo cũng như những dữ liệu về thủy văn và khí tượng của vùng nước xung quanh Đài Loan đã bị rò rỉ. Hải quân Đài Loan hiện nay có 4 tàu ngầm nhưng chỉ có hai trong số đó có khả năng hoạt động và tân trang lại để có khả năng mang tên lửa chống hạm Harpoon.
Các nhà lập pháp Đài Loan đã chỉ trích giới chức quân sự Đài Loan do từng đồng ý cho Chang du lịch đến Trung Quốc trước khi người này nghỉ hưu. Chang bị bắt tại nhà riêng ở Đài Loan ngay khi chuẩn bị để xuống tàu đi Trung Quốc lần thứ hai vào tháng 9/2012.
Những người chỉ trích chính sách hòa hảo với Trung Quốc của chính quyền Mã Anh Cửu cho rằng những vụ gián điệp bị bung bét gần đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi và chính sách thân mật với Trung Quốc sẽ làm cho các đồng minh quân sự của Đài Loan sẽ dần dần băn khoăn không biết “đâu là bạn, đâu là thù”.
Hơn nữa, hoạt động gián điệp không chỉ dừng lại ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Đầu năm 2012, Đài Loan đã mở cuộc điều tra đối với 2 nhân viên cao cấp của Tập đoàn AU Optronics sau khi phát hiện 2 người này đánh cắp các tập tin dữ liệu trong đó có chứa công nghệ sản xuất bảng điều khiển của hãng. Các nhân viên này sau đó đã khai nhận họ làm gián điệp công nghệ cho TCL Group của Trung Quốc.
Ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Đài Loan
Bất lợi nhân đôi khi tiếng xấu về sự trong sạch của hàng ngũ quan chức quốc phòng Đài Loan sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hợp tác đồng minh với Mỹ.
Những thất bại trong việc bắt giữ các gián điệp, một môi trường đầy những kẻ phản bội giấu mặt, những dối trá, phản trắc, thiếu minh bạch… chắc chắn sẽ làm nản lòng Washington.
Không cần phải nói, lợi ích của Trung Quốc đã được nhân đôi (nói theo cách quen thuộc là "bắn một mũi tên trúng hai đích") khi chỉ với thúc đẩy hoạt động gián điệp ở Đài Loan, Trung Quốc vừa có thể lấy cắp được thông tin quốc phòng của Đài Loan vừa có thể phá hoại mối quan hệ khăng khít giữa Washington với Đài Bắc.
Với những vụ bê bối tai tiếng như trên, Đài Loan cũng sẽ phải cẩn trọng tính toán mọi đường để tự bảo vệ mình tránh khỏi những vụ đánh cắp thông tin an ninh quốc phòng và công nghệ từ hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Đó là một bài học đắt giá không chỉ dành cho Đài Loan.
Lê Hương (theo Diplomat)
Ông La Hiền Triết bị xử tù chung thân nhưng những tổn thất mà Đài Loan phải gánh chịu thì không thể bù đắp được, đặc biệt là những bí mật về việc xây dựng hệ thống chiến thuật hiện đại C4ISR dưới sự giúp sức của Mỹ trong cả thập kỷ qua.
Một vụ bê bối khác được khơi ra vào năm sau. Một trưởng bộ phận làm việc tại một trung tâm điều khiển sản xuất khu vực phía Bắc của Đài Bắc bị giam giữ do nghi ngờ làm gián điệp cho Trung Quốc với sự trợ giúp của một người chú làm công việc kinh doanh tại đây.
Lần này, những thông tin về hệ thống radar cảnh báo sớm của Đài Loan bị bại lộ, mục tiêu là 10-1E “Strong Net” – hệ thống chỉ huy điều khiển phòng không quốc gia – cũng như máy bay trinh sát E-2T/E-2K Hawkeye.
Tất cả những vụ bê bối trên đều xảy ra trong thời gian mà chính phủ của ông Mã Anh Cửu thúc đẩy mọi nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữ hai bờ eo biển Đài Loan với rất nhiều những bản thỏa thuận và trao đổi với hi vọng những kết nối trên sẽ khuyến khích Bắc Kinh nương nhẹ những bất đồng giữa hai bên.
Việc tướng La Hiền Triết có hành vi gián điệp là một vụ án tồi tệ nhất trong lịch sử phản gián của Đài Loan..
|
Trong năm nay, Quân đội Đài Loan lại một lần nữa bị tổn thất nặng nề do hàng ngũ lạnh đạo. Ngày 29/10/2012, Sĩ quan chỉ huy hải quân đã về hưu Chang Chih-hsin bị bắt giữ vì nghi ngờ có hành vi thu thập, phân tích và cung cấp thông tin gián điệp cho Trung Quốc. Cùng ngày hôm đó, Quân đội Đài Loan xác nhận sẽ mở cuộc điều tra vụ việc của Chang.
Trong thông cáo, Bộ Quốc phòng cho rằng, Chang đã được Trung Quốc chiêu mộ thông qua một trung gian chưa xác định trong suốt thời gian người này làm việc và sĩ quan này đã có hành động lôi kéo các nhân viên của mình tham gia phục vụ trong mạng lưới của mình. Trong vụ đó, có thêm hai nhân viên về hưu khác trong Hải quân Đài Loan bị bắt vì bị tình nghi làm gián điệp, theo lời khai của những người khác.
Về vụ gián điệp của Chang, Đài Loan từ chối nghi vấn cho rằng sơ đồ tàu ngầm của hòn đảo cũng như những dữ liệu về thủy văn và khí tượng của vùng nước xung quanh Đài Loan đã bị rò rỉ. Hải quân Đài Loan hiện nay có 4 tàu ngầm nhưng chỉ có hai trong số đó có khả năng hoạt động và tân trang lại để có khả năng mang tên lửa chống hạm Harpoon.
Các nhà lập pháp Đài Loan đã chỉ trích giới chức quân sự Đài Loan do từng đồng ý cho Chang du lịch đến Trung Quốc trước khi người này nghỉ hưu. Chang bị bắt tại nhà riêng ở Đài Loan ngay khi chuẩn bị để xuống tàu đi Trung Quốc lần thứ hai vào tháng 9/2012.
Những người chỉ trích chính sách hòa hảo với Trung Quốc của chính quyền Mã Anh Cửu cho rằng những vụ gián điệp bị bung bét gần đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi và chính sách thân mật với Trung Quốc sẽ làm cho các đồng minh quân sự của Đài Loan sẽ dần dần băn khoăn không biết “đâu là bạn, đâu là thù”.
Hơn nữa, hoạt động gián điệp không chỉ dừng lại ở lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Đầu năm 2012, Đài Loan đã mở cuộc điều tra đối với 2 nhân viên cao cấp của Tập đoàn AU Optronics sau khi phát hiện 2 người này đánh cắp các tập tin dữ liệu trong đó có chứa công nghệ sản xuất bảng điều khiển của hãng. Các nhân viên này sau đó đã khai nhận họ làm gián điệp công nghệ cho TCL Group của Trung Quốc.
Ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ - Đài Loan
Bất lợi nhân đôi khi tiếng xấu về sự trong sạch của hàng ngũ quan chức quốc phòng Đài Loan sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hợp tác đồng minh với Mỹ.
Những thất bại trong việc bắt giữ các gián điệp, một môi trường đầy những kẻ phản bội giấu mặt, những dối trá, phản trắc, thiếu minh bạch… chắc chắn sẽ làm nản lòng Washington.
Không cần phải nói, lợi ích của Trung Quốc đã được nhân đôi (nói theo cách quen thuộc là "bắn một mũi tên trúng hai đích") khi chỉ với thúc đẩy hoạt động gián điệp ở Đài Loan, Trung Quốc vừa có thể lấy cắp được thông tin quốc phòng của Đài Loan vừa có thể phá hoại mối quan hệ khăng khít giữa Washington với Đài Bắc.
Với những vụ bê bối tai tiếng như trên, Đài Loan cũng sẽ phải cẩn trọng tính toán mọi đường để tự bảo vệ mình tránh khỏi những vụ đánh cắp thông tin an ninh quốc phòng và công nghệ từ hoạt động gián điệp của Trung Quốc. Đó là một bài học đắt giá không chỉ dành cho Đài Loan.