Việc
một xã có tới hơn 50 cái giếng đá cổ, nằm rải rác ở tất cả các thôn đã
là một sự lạ. Lạ hơn nữa khi hầu như đáy giếng nào cũng có một tấm gỗ
lim, xung quanh xếp đá lên trên cùng với những câu chuyện như đào được
vàng ở quanh giếng, lấp giếng bị ốm đau bệnh tật khiến người ta tin
rằng, long mạch của làng đã bị trấn yểm. Đó là câu chuyện ở xã Yên Sở,
Hoài Đức, Hà Nội.
"Đệ nhất... giếng cổ"
"Đệ nhất... giếng cổ"
Ông Nguyễn Bá Hân (82 tuổi ở xóm Kỳ Đông, xã Yên Sở) được biết đến là
người am tường về lịch sử của địa phương. Ông bảo, hàng bao đời nay,
người dân quê ông luôn tự hào với câu ca "đình không xà, trong làng 73
cái giếng". Tuy nhiên, số giếng đó không hoàn toàn thuộc xã Yên Sở.
Ông Huân giải thích: "Trước đây, tên cũ của làng là Cổ Sở. Đến thời Lê Thánh Tôn thì chia ra làm hai làng Yên Sở và Đắc Sở, nay là tên hai xã tương ứng. Trước, đình làng thờ thành hoàng rộng hơn 500m2, các cột dựng đình rất lớn, hai người ôm không xuể. Tuy nhiên, điều đáng nói là gần 50 cột ấy đều không có mối đục nào của các xà đấu lại với nhau. Các cột dựng đứng, mái gác lên trên đỉnh cột. Tiếc rằng đến năm 1947, đình bị quân Pháp đốt.
Còn 73 cái giếng thì chia cho hai xã hiện nay. Theo thống kê, xã Yên Sở có hơn 50 cái. Giếng nào cũng sâu từ 4 - 5m, hoàn toàn bằng các hòn đá xếp xung quanh mà không cần vữa kết dính. Đến nay, nhiều giếng đã bị lấp. Mặc dù vậy, hiếm có làng nào mà nhiều giếng đá cổ đến thế".
Tôi đồ rằng, gọi Yên Sở là "làng đệ nhất giếng cổ" cũng không phải là không có căn cứ.
Ông Huân giải thích: "Trước đây, tên cũ của làng là Cổ Sở. Đến thời Lê Thánh Tôn thì chia ra làm hai làng Yên Sở và Đắc Sở, nay là tên hai xã tương ứng. Trước, đình làng thờ thành hoàng rộng hơn 500m2, các cột dựng đình rất lớn, hai người ôm không xuể. Tuy nhiên, điều đáng nói là gần 50 cột ấy đều không có mối đục nào của các xà đấu lại với nhau. Các cột dựng đứng, mái gác lên trên đỉnh cột. Tiếc rằng đến năm 1947, đình bị quân Pháp đốt.
Còn 73 cái giếng thì chia cho hai xã hiện nay. Theo thống kê, xã Yên Sở có hơn 50 cái. Giếng nào cũng sâu từ 4 - 5m, hoàn toàn bằng các hòn đá xếp xung quanh mà không cần vữa kết dính. Đến nay, nhiều giếng đã bị lấp. Mặc dù vậy, hiếm có làng nào mà nhiều giếng đá cổ đến thế".
Tôi đồ rằng, gọi Yên Sở là "làng đệ nhất giếng cổ" cũng không phải là không có căn cứ.
Ông Thuật bên giếng "lấp đi là có người ốm". |
Đào giếng để cắt đứt long mạch (?!)
Các giếng ấy có từ bao giờ, không một tài liệu lịch sử nào của làng nói cụ thể. Đã có nhiều giả thiết đưa ra về việc xây dựng các giếng này. Có người cho rằng, từ thượng cổ, làng Cổ Sở đã có bọn ngoại xâm phương Bắc đến đóng chiếm. Quân đông nên chúng phải làm nhiều giếng để lấy nước sạch mà dùng. Tuy nhiên, theo ông Hân thì tài liệu lịch sử ghi nhận rằng, năm 1426, tên tướng giặc Minh là Vương Thông có cho đóng 9 vạn quân ở bến Cổ Sở trong mấy ngày. Ngần ấy thời gian thì không thể nào làm được những cái giếng vừa có quy cách, bài bản, kiên cố đến như thế, khi giếng nào cũng sâu 4 - 5m, cần từ 10 - 12 thước khối đá.
"Cứ nhìn vào mật độ các giếng cùng với giai thoại về "đường cái Cao Biền" trong làng thì chắc chắn những cái giếng đó dùng để trấn yểm long mạch. Nếu vậy thì các giếng này cũng phải làm được chừng hơn 1.000 năm nay", ông Hân lập luận.
Đến bây giờ, người Yên Sở vẫn truyền tai nhau một giai thoại rằng: Thuở xưa, Cao Biền - một tướng nhà Đường, giỏi địa lý có về làng. Y đứng trên gò đất trước đền Sấu, vẩy bút mực xuống thành một con đường thẳng tắp, dài hơn 2km kéo sang tận Đắc Sở. Sau này, con đường ấy mang tên Cao Biền. Năm 1964, chính ông Hân đã thiết kế quy hoạch nông thôn xã và quyết định cho phá con đường này.
Theo ông Hân, Cổ Sở xưa vốn được coi là vùng đất địa linh, nhiều mạch đất quý có thể "phát đế phát vương". Điều đó sẽ là tai họa cho bọn xâm lăng nên chúng phải tìm cách triệt phá bớt thế đất đẹp, bằng cách đào giếng sâu để cắt đứt long mạch. Thực tế, thời Lý Nam Đế, trong làng có tướng công Lý Phục Man (tên thật là Phạm Tu) phò vua đánh giặc Lương, được phong đứng đầu ban võ, lo tổ chức huấn luyện quân sĩ, củng cố xây dựng hào lũy những nơi hiểm yếu. "Sau đó, dù người Cổ Sở có tài đến đâu thì cũng không ai làm được chức to như tướng công Phạm Tu. Điều đó càng chứng tỏ Cổ Sở đã bị trấn yểm", ông nhận định.
Hầu hết các giếng cổ đều đã không còn giá trị sử dụng. |
Giếng giấu vàng
Các giếng đá cổ có thật sự để trấn yểm, chặt đức long mạch làng Cổ Sở xưa, xã Yên Sở và Đắc Sở ngày nay hay không vẫn chỉ là giả thiết nhuốm màu hư thực. Tuy nhiên, việc hầu như giếng cổ nào cũng đặt ngay cạnh miếu thờ nhỏ, cùng với những câu chuyện như lấp giếng khiến làng bị ốm, rồi có người đào được vàng ở đó được người ta kể cho nhau nghe như là một sự xác thực về sự linh thiêng của các giếng này.
Ông Nguyễn Văn Thân (73 tuổi ở thôn 5) cho hay: "Trong ngõ nhà tôi có một cái giếng cổ. Giếng đó từng là nơi cấp nước sinh hoạt cho cả ngõ. Ngày trước, mỗi khi trong làng có người đau mắt lại mang tiền vàng mã ra treo trước cửa miếu rồi khấn. Họ tin rằng làm như thế sẽ chóng khỏi. Gần đây, dân làng dùng nước mưa và nước giếng khoan nhiều, không ai còn dùng nước giếng cổ nữa. Sợ trẻ con trong ngõ ra chơi bị ngã xuống giếng, cách đây chừng 2 năm, mấy cậu thanh niên choai choai liền xung phong lấp cát đổ ngang mặt giếng. Chẳng hiểu sao, giếng lấp xong thì người nhà các cậu này đều bị ốm đau bệnh tật. Có người bảo lấp giếng động đến thần linh, thế là cả ngõ lại phải thuê máy đến hút cát lên. Thật kỳ lạ là ngay sau đó, những người kia cũng khỏi bệnh".
Còn ông Nguyễn Bá Hân nhắc lại câu chuyện của những năm kháng chiến chống Mỹ. Ngày ấy, cái miếu trong dãy nhà ông thiêng lắm, "cứ đêm đêm lại phát sáng" khiến ai đi qua cũng sợ. "Một dạo, có người Trung Quốc sang làm ăn, sinh sống ở làng. Họ trọ ở gần nhà ông Hân. Ban ngày thấy người đó đi bán bỏng ngô, tối về lại thấy lởn vởn quanh khu giếng cổ trước nhà. Một thời gian sau, người này lặn mất tăm, người ta cũng không thấy miếu phát sáng nữa. Dân đồn rằng, chính người đó sang đào vàng được cất giấu trong miếu đi, từ đó miếu hết thiêng", ông Hân kể.
Về việc lấp giếng bị ốm đau, dưới góc độ khoa học phong thủy, KTS Phạm Cương lý giải: Trong giếng, dòng nước lưu thông chính là đang dẫn mạch khí vào giếng. Khi chúng ta lấp giếng bằng cả hai cách: Lấp đất hoặc đậy tấm bê tông lên mặt giếng sẽ làm cho những luồng khí trong giếng bị nén lại, gây ra sự ức chế của địa từ trường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, nhất là với những người đang ốm yếu. Do đó, việc lấp giếng rồi bị ốm đau là hoàn toàn dễ hiểu chứ không hẳn vì yếu tố tâm linh, thần thánh nào cả.
Còn việc các giếng có thật sự giấu vàng hay không vẫn chỉ là lời đồn đoán. Bởi "sau này, cũng có người quanh làng đào khu giếng đá cổ lên để tìm vàng nhưng chỉ thấy toàn mối mục", ông Hân xác nhận.
Theo ông Nguyễn Bá Hân, giếng cổ dày đặc là để chặn long mạch của làng. |